Sa Trực Tràng Và Bệnh Trĩ Có Giống Nhau Không ?

      Sa trực tràng và trĩ là hai bệnh lý khá phổ biến hiện nay và có nhiều biểu hiện tượng đối giống nhau. Tuy nhiên đây là tình trạng bệnh lý hoàn toàn khác nhau, nhưng khi bị chẩn đoán nhầm và điều trị sai sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mời bạn đọc hãy theo dõi.

  Sa trực tràng là gì, bệnh trĩ là gì?

  Bệnh sa trực tràng và và bệnh trĩ đều là 2 căn bệnh xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng (phần cuối của ruột già, liền kề với ống hậu môn). Tuy nhiên

  Sa trực tràng là hiện tượng thành trực tràng bị thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn và lòi ra bên ngoài hậu môn. Sa trực tràng có thể bị sa một phần hoặc sa toàn bộ tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ ở người bệnh.

  Bệnh trĩ là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức trong thời gian dài ở đường lược, từ đó tạo thành các búi trĩ. Khi có thời gian phát triển với kích thước đủ lớn, các búi trĩ này cũng lòi ra bên ngoài hậu môn (hiện tượng sa búi trĩ) gây ra bệnh trĩ.

  Phân biệt sa trực tràng và bệnh trĩ bằng cách

  Bệnh trĩ bề mặt khối sa chính là lớp niêm mạc, khối sa của bệnh trĩ thường ngắn và tạo thành từ một hay nhiều búi không đều.

  Từ giai đoạn đầu bệnh trĩ đã có hiện tượng đi cầu ra máu, lượng máu chảy tùy thuộc vào mức độ của bệnh nặng hay nhẹ. Thời gian đầu máu chảy ra rất ít, máu chỉ dính trên phân hoặc giấy vệ sinh, kích thước búi trĩ nhỏ và không gây đau đớn. Khi bệnh chuyển biến nặng búi trĩ sẽ sưng to và máu chảy ra nhiều hơn, có thể nhỏ thành giọt hoặc bắn thành tia.

          Và kèm theo các biểu hiện khác như

  •  Táo bón kinh niêm làm cho người bệnh sợ hãi cảm giác đi ngoài.
  •  Đau rát, ngứa ngáy sưng phù vùng hậu môn tạo ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  •  Xuất hiện dịch nhầy ở vùng hậu môn, số lượng chất nhầy tăng dần theo mức độ của bệnh.
  •  Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi độ tuổi và bất kể giới tính nào, những người bị chứng táo bón kinh niên, người lười ăn rau xanh, phụ nữ mang thai hoặc nam giới thường xuyên uống rượu bia, các đồ uống có cồn, người làm việc nặng, duy trì tư thế trong thời gian dài,...

  Sa trực tràng là một phần hay toàn bộ trực tràng có kích thước dài và tròn theo hình đồng tâm, khối sa tiết dịch nhầy và ẩm ướt.

  Xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu đỏ tươi, chảy ra rất ít và thường bị lẫn vào phân. Chúng được chia thành 3 giai đoạn

  Sa trực tràng không hoàn toàn: Khối sa xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh, chỉ xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện. Chúng thường nhô ra khỏi lỗ hậu môn và có thể tự trở lại vị trí cũ.

  Sa trực tràng hoàn toàn (Sa trực tràng mạn tính): Khối sa trực tràng sa ra bên ngoài hậu môn có thể co vào khi người bệnh dùng tay nhét vào trong. Hiện tượng sa trực tràng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào khi người bệnh đi bộ, đứng lâu, chạy… làm người bệnh khó chịu, mất tự tin trong công việc, cuộc sống hàng ngày.

  Sa trực tràng nặng: Khối sa bị mắc kẹt bên ngoài thắt hậu môn. Nếu không được can thiệp kịp thời bằng các phương pháp phẫu thuật, phần sa trực tràng có thể bị nghẹt hoặc thủng trực tràng.

  Bên cạnh đó bệnh sa trực tràng còn kèm theo các dấu hiệu như

  •  Tiêu chảy và táo bón bất thường, có cảm giác đi ngoài không hết phân.
  •  Người bệnh không bị cảm giác đau rát, sưng phù, buốt hậu môn.
  •  Khối sa thường xuyên tiết ra dịch nhầy làm cho vùng hậu môn ẩm ướt tạo ra cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  •  Sa trực tràng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên đối tượng thường gặp nhất là đối tượng phụ nữ lớn tuổi sau nhiều lần sinh nở. Các trường hợp trẻ em bị sa trực tràng chủ yếu là do yếu tố di truyền.

  Bài viết trên là những chia sẻ từ các chuyên gia phòng khám đa khoa Âu Á về vấn đề “Sa Trực Tràng Và Bệnh Trĩ Có Giống Nhau Không ?” Mọi thắc mắc xin vui lòng gọi vào số 028.3817.2886 hoặc nhấn vào khung chat bên dưới để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

 Cách Chữa Trĩ Bằng Mẹo Dân Gian

 Phụ Nữ Mang Thai Mắc Phải Bệnh Trĩ Có Nguy Hiểm Không?

  Ngứa Hậu Môn Sau Khi Mổ Trĩ Là Do Đâu?